Kinh Cựu ước Hiến sinh Vượt qua

Bữa tiệc Vượt qua

Theo hướng dẫn của Torah, Lễ hiến sinh này lần đầu tiên được thực hiện vào đêm Xuất hành (Exodus) từ Ai Cập và con chiên đã trở thành hy lễ đền tội, hy lễ cứu thoát, từ khi Thiên Chúa thông qua Môisê truyền cho người Do Thái rằng trong đêm Vượt qua, mỗi gia đình phải giết một con chiên, lấy máu chiên bôi lên cửa nhà như dấu hiệu cứu thoát trước khi rời khỏi Ai Cập, hình ảnh Con Chiên trở thành Hy Lễ, chính là trọng tâm của Thánh Lễ.

Lễ hiến tế loài vật mang nhiều ý nghĩa với dân Do Thái vì là sự nhận biết quyền năng tối thượng của Thiên Chúa trên loài thụ tạo nên phải dâng lên Ngài những gì thuộc về Ngài. Như vậy, lễ hiến tế chúc tụng Ngài là Đấng tuôn trào mọi phúc lộc cho con người. Lễ hiến tế là một hành động tạ ơn. Lễ hiến tế cũng còn diễn đạt như một hành vi từ bỏ mình hay hối hận vì bao tội lỗi đã phạm. Người dâng lễ hiến tế đã nhận biết tội lỗi của mình đáng chết, do đó họ hy sinh đời sống con vật để thế chỗ cho họ.

Con chiên bị sát tế trở thành vật đền tội thế chỗ cho đứa con đầu lòng trong gia đình Chỉ có người Do Thái nhờ máu chiên trên khung cửa mà không bị như thế. việc sát tế chiên mang thêm ý nghĩa là con chiên chết thay người. Và như vậy, lễ Vượt Qua chính là một hành động cứu chuộc, cứu rỗi tội lỗi. Và khi tiến vào được Đất Hứa rồi, dân Do Thái tiếp tục dâng lên Thiên Chúa các lễ hiến tế hàng ngày, từ đó về sau, tại đền thờ, các tư tế Do Thái đều sát tế mỗi ngày hai con chiên làm của lễ toàn thiêu sáng sớm một con, chập tối một con, để dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội cho dân (Xuất hành 29,38-46).

Liên quan